Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 6 Thường niên năm C
- In trang này
- Lượt xem: 948
- Ngày đăng: 07/02/2022 09:09:11
HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN NĂM C
Lc 6,17.20-26
- Đức Giêsu giảng bài Tin Mừng này vào lúc nào, ở đâu và giảng cho ai? Đọc Lc 6,17.18.20.
- Các Mối Phúc của Mát-thêu 5,3-12 giống với các Mối Phúc của Lu-ca 6,20-23 ở những điểm nào?
- Các Mối Phúc của Mát-thêu 5,3-12 khác với các Mối Phúc của Lu-ca 6,20-23 ở những điểm nào?
- Luca 6,20 nhấn mạnh đến người nghèo về vật chất hay người nghèo mà đạo đức (Mt 5,3)?
- Đọc các Mối Phúc của Lu-ca 6,20-23 bạn có bị sốc không? Các môn đệ ngày xưa của Đức Giêsu có bị sốc không? Tại sao Ngài lại gọi những điều bất hạnh là mối phúc?
- Cảnh nghèo có dễ đưa người ta đến với Chúa không? Đọc Lc 10,4; 12,16-21; 16,13.19-22; 18,24; 21,2-4.
- Đọc Lc 6,24-26. “Khốn cho…” có nghĩa gì? Đây có phải là một lời nguyền rủa không? Đức Giêsu nói “khốn cho” với loại người giàu nào, người no nê nào, người vui cười nào, người được ca tụng nào?
- Đọc Lc 10,29-37; 14,12-14; 19,1-10; Ga 19,39. Người giàu có phúc không? Họ có thể mở lòng ra để chia sẻ được không?
CÂU HỎI SUY NIỆM
Bạn có thấy chung quanh bạn có nhiều người nghèo không? Nghèo của cải, sức khỏe, chỗ đứng trong xã hội, tri thức, tình bạn, tình yêu, gia đình…? Bạn thấy mình giàu về những mặt nào? Bạn nghĩ mình phải làm gì để chia sẻ cho những người nghèo chung quanh?
PHẦN TRẢ LỜI
1/ Sau khi lên núi, thức suốt đêm để chọn 12 vị Tông đồ (Lc 6,12-16), Đức Giêsu xuống núi, dừng lại ở chỗ đất bằng (Lc 6,17), chữa bệnh và giảng cho đông đảo môn đệ cũng như cho đám đông dân chúng (Lc 6,17). Bài Tin Mừng hôm nay về các Mối Phúc thì đặc biệt nhắm đến các môn đệ (Lc 6,20).
2/ Các Mối Phúc ở Lc 6,20-23 và Mt 5,3-12 có những nét giống nhau. Các mối phúc đều bắt đầu bằng từ “Phúc”. Các mối phúc này đều có hai vế, vế sau cho biết tại sao vế trước lại là mối phúc. Hai vế được nối với nhau bằng liên từ “vì”. Ở Mt và Lc ta đều thấy có những mối phúc dành cho người nghèo, sầu khổ, khóc lóc, đói, và chịu bách hại vì Chúa Giêsu.
3/ Tuy nhiên, cũng có nhiều điểm khác biệt trong các mối phúc ở Mt và Lc. Các mối phúc ở Mt được viết ở ngôi thứ ba (“Phúc thay ai”), còn ở Luca chúng được viết ở ngôi thứ hai (Đức Giêsu nói cho những môn đệ đứng ở trước mặt mình: “Phúc cho anh em”). Ở Mt có 8 (hay 9) mối phúc, còn ở Lc thì chỉ có 4 mối phúc kèm theo 4 mối “họa.” Các mối phúc của Mt thì có tính luân lý hơn (tinh thần nghèo khó, hiền lành, đói khát sự công chính, tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, biết xót thương), còn các mối phúc ở Lc thì có tính xã hội hơn (nghèo-giàu, đói-no, khóc-cười). Ngoài ra, trong các mối phúc của Luca có hai trạng từ “bây giờ.”
4/ Trong khi Mt 5,3 nói “phúc cho những người nghèo trong tinh thần,” nghĩa là “những người nghèo biết tín thác vào Chúa”, thì Luca 6,20 lại chỉ nói: “phúc cho những người nghèo.” Như vậy trong Tin Mừng Luca, Đức Giêsu đang loan báo mối phúc cho những người nghèo thực sự, những người thiếu thốn vật chất và chỗ đứng trong xã hội. Có nhiều người nghèo như thế trong thời Đức Giêsu. La-da-rô nằm ngoài cổng ông nhà giàu và bà góa nghèo bỏ ít tiền là những thí dụ về người nghèo như thế. Họ sống bữa nay lo bữa mai.
5/ Khi đọc Lc 6,20-23 chúng ta có thể bị sốc vì Đức Giêsu nói phúc cho những người nghèo, đói , khóc, bị khinh miệt khai trừ. Những môn đệ người Do-thái đang nghe Ngài nói chắc cũng bị sốc, vì điều này ngược với cái nhìn tự nhiên và cũng ngược với cái nhìn của Do-thái giáo vốn coi sự giàu có, no đủ, danh giá là quà tặng Chúa ban cho người lành. Tại sao Đức Giêsu lại gọi những điều ai cũng muốn tránh là mối phúc? Quả thật cảnh nghèo, đói, khóc, hay bị bách hại tự nó không phải là mối phúc. Nhưng người chịu những nghịch cảnh ấy có thể biến chúng thành mối phúc, khi họ tín thác cậy dựa vào Thiên Chúa là Đấng làm cho kẻ đói được no, kẻ khóc được cười, kẻ nghèo được hưởng Nước Trời, kẻ bị bách hại vì danh Giêsu sẽ được phần thưởng. Tuy nhiên, chúng chỉ trở thành mối phúc trọn vẹn vào ngày sau hết.
6/ Khi đọc các đoạn văn trên, ta phải nhìn nhận rằng cảnh nghèo có thể giúp ta cậy dựa vào Chúa một cách chân thực hơn (Lc 10,4; 21,2-4); ngược lại sự giàu sang có thể dễ làm ta cậy dựa vào mình (Lc 12,16-21; 16,13.19-22; 18,24).
7/ Có 4 lần lối nói “khốn cho” được dùng trong Lc 6,24-26. Phần này Đức Giêsu không nói cho các môn đệ. Đây không phải là lời nguyền rủa cho bằng là lời xót thương tội nghiệp cho người bị luận phạt. Người giàu thật đáng thương nếu họ cậy dựa vào của cải và không biết chia sẻ. Người đang no nê, vui cười hay được ca tụng cũng vậy, họ đáng thương vì họ sung sướng tận hưởng một cách ích kỷ điều họ đang được ban.
8/ Người giàu sẽ có phúc nếu biết chia sẻ sự giàu có của mình (Lc 14,12-14). Người Sa-ma-ri là người giàu tốt bụng (Lc 10,29-37). Da-kêu là người giàu đã chia nửa gia sản cho người nghèo (Lc 19,1-10). Ông Ni-cô-đê-mô đã bỏ một số tiền lớn để mua thuốc thơm xức xác Chúa (Ga 19,39).
Bài cùng chuyên mục:

Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật 14 thường niên năm C (28/06/2022 08:56:52 - Xem: 160)
Các bài đọc Lời Chúa hôm nay nói về việc loan báo Tin Mừng. Nó nhắc nhở chúng ta rằng việc loan báo Tin Mừng về Nước Trời bằng lời nói, việc làm và cuộc sống

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 14 thường niên năm C (27/06/2022 07:14:02 - Xem: 210)
Câu hỏi suy niệm: Đọc và suy niệm Lc 10,3-4. Theo bạn, người đi rao giảng Tin Mừng xưa và nay đều cần đem theo điều gì?

Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật 13 thường niên năm C (22/06/2022 06:55:33 - Xem: 464)
Các bài đọc Lời Chúa hôm nay nói về ơn gọi và sự đáp trả của con người trước ơn gọi đó. Chúa mời gọi mỗi người hoàn toàn dấn thân và tự do theo Chúa

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 13 thường niên năm C (20/06/2022 11:33:31 - Xem: 314)
Cuộc gặp gỡ thứ ba này khác và giống với cuộc gặp gỡ thứ hai ở điểm nào? Đức Giêsu có đòi hỏi hơn ngôn sứ Êlia không? Đọc 1 Vua 19,19-21.

Tìm hiểu Lời Chúa lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm C (14/06/2022 06:31:06 - Xem: 512)
Hôm nay chúng ta tôn kính thân thể Chúa Kitô, cả trong Bí tích Thánh Thể và trong Giáo hội. Mình Thánh Chúa Kitô mời gọi chúng ta sống với Chúa Kitô, bước đến với Người,

Học hỏi Phúc âm lễ Mình Máu Thánh Chúa năm C (13/06/2022 08:45:50 - Xem: 509)
Khi ngắm nhìn đám đông 5000 người, ngồi thành nhóm 50, được Chúa Giêsu đãi ăn no nê và dư thừa, bạn nghĩ gì về những người nghèo hôm nay? Ngài có mời bạn cho họ ăn không?

Tìm hiểu Lời Chúa lễ Chúa Ba Ngôi, Năm C (09/06/2022 06:52:49 - Xem: 662)
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm chính trong đức tin Kitô giáo. Chúng ta không thể hiểu được bằng lí trí nhưng chỉ bằng con tim.

Học hỏi Phúc âm lễ Chúa Ba Ngôi năm C (06/06/2022 08:40:07 - Xem: 427)
Khi suy niệm Tin Mừng Gioan về tương quan qua lại giữa Ba Ngôi với nhau (giữa Đức Giêsu với Cha và với Thánh Thần), bạn rút ra được bài học nào khi sống chung với người khác?

Tìm hiểu Lời Chúa lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (01/06/2022 16:02:46 - Xem: 450)
Ngày lễ hôm nay đánh dấu sự kết thúc mùa Phục Sinh, nhưng là biến cố khai sinh Giáo hội. Giống như phần kết của một bản giao hưởng hoành tráng,

Học hỏi Phúc âm lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm C (30/05/2022 08:34:58 - Xem: 527)
Bạn thấy cần xin Chúa Thánh Thần ơn gì cho Giáo Hội Công giáo trên quê hương, nơi còn bao người chưa biết Chúa.
-
Thành công của người môn đệ Chúa
Hạnh phúc của bạn là mang lại cho người khác được hạnh phúc. Sứ mạng truyền giáo vẫn là lời mời liên lỷ dành cho bạn và tôi.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 14 TN năm C
Thánh Gioan Phaolô II khẳng định: “Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, cũng không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn...
-
Gia vị cho bài giảng CN 14 Thường niên năm C
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Bận lòng cùng Chúa
Con thấy cầu nguyện hình như mình nói với chính mình, chứ không nói với Thiên Chúa? Không biết cầu nguyện như thế nào mới đúng cách và...
-
Nghỉ hè: Nghỉ ngơi như Thiên Chúa
Sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa không có ý nghĩa trong chính mình, nhưng chỉ trong tương quan của Ngài với vũ trụ đã được tạo dựng.
-
Ươm mầm đức tin
Làm cách nào để giáo dục giới trẻ theo tinh thần Công giáo? Bởi ngày nay lớp trẻ dù mới 8–10 tuổi đã bắt đầu phân biệt hiệu này hiệu kia,...
-
Đau khổ có thể là một mối phúc cho chúng ta
Cách tốt nhất để an vui hạnh phúc không phải là phủ nhận hay tránh né cái khiếm khuyết - chưa trọn vẹn, nhưng là chấp nhận nó và tìm yêu...
-
Tình yêu mới làm mọi chuyện đi đến đàng trước, không phải lời bào chữa
Chuyện bào chữa được thì không cần phải bào chữa, chuyện không bào chữa thì không thể bào chữa được.
-
Những lời của ĐTC Phanxicô dành cho hôn nhân và gia đình
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra những đoạn trích đem lại sự khích lệ và cái nhìn sâu sắc khi chúng ta đối mặt với cuộc sống gia đình của...
-
Suy Tư Chúa Nhật: Anh hãy theo Tôi!
Đức Giê-su đề nghị với những ai muốn bước theo Ngài, phải dành sự ưu tiên cho Thiên Chúa hơn cả gia đình của mình – một yêu cầu gần như...
-
Quà con tặng Bố
Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta
-
Con có thể mua một giờ của bố...
-
Người mẹ mù một bên mắt
-
Hành trang lên đường
-
Thứ quý giá nhất trên đời